Thứ ba, 21/02/2023, 10:37 (GMT+7)

Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho trường hợp nào từ ngày 1/7?

Bộ Nội vụ vừa đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng cho 9 nhóm đối tượng từ 1/7/2023. Trong đó, nhóm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, ngân hàng.

nh công nhân viên chức 1
Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương cơ sở cho 9 nhóm lao động từ ngày 1/7/2023.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nội dung chính là từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở thêm khoảng 20% lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Theo Bộ Nội vụ cho biết, từ 1-7-2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng (tăng 7,19%). Từ năm 2020 đến nay, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, đặc biệt là tác động của dịch bệnh COVID-19 nên chưa có điều kiện để tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.

Hiện tại, mức lương cơ sở thì mức 1,49 triệu đồng/tháng mới đạt 37,89% (lương tối thiểu vùng bình quân năm 2022 là hơn 3,9 triệu đồng/tháng). Dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, người lao động còn nhiều khó khăn.

Do vậy, việc xây dựng Nghị định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,8%, thực hiện từ ngày 1/7/2023) là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đời sống của CBCCVC và LLVT.

Theo Bộ Nội vụ, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính lương trong các bảng lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, phí đóng bảo hiểm y tế, lương hưu.

Về kinh phí thực hiện tăng lương, dự thảo Nghị định nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự thảo Nghị định nêu rõ sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên; Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán; Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang; Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023.

Ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2023 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9 nhóm đối tượng hưởng lương, phụ cấp quy định tại dự thảo Nghị định, gồm:

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, áp dụng với 9 nhóm đối tượng gồm:

Thứ nhất, cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ hai, cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ ba, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ tư, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đang được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thứ năm, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thứ sáu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thứ bảy, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an thuộc Công an nhân dân.

Thứ tám, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Thứ chín, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Xem thêm: Tin tức xã hội tại Việt Nam mới nhất hôm nay

Bài viết này thuộc series Tóm lại là

Trả lời ngắn gọn các câu hỏi quan trọng nhất xung quanh một sự kiện: Ai? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu? Như thế nào? Tại sao?

Xem thêm
Cùng chuyên mục