Thứ tư, 23/04/2025
logo
Video

Cảnh báo lừa đảo đặt phòng khách sạn dịp lễ – khách hàng cần nâng cao cảnh giác

Hoàng Minh - Đình Vương Thứ ba, 22/04/2025, 08:23 (GMT+7)

Cận kề dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khi nhu cầu du lịch tăng mạnh, nhiều người đã bắt đầu đặt phòng khách sạn, resort. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng xấu đã nghĩ ra hàng loạt chiêu trò tinh vi nhằm lừa đảo người dùng thông qua việc giả mạo các trang đặt phòng trực tuyến, chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách.

Bạn có nên rửa trái cây và rau quả đông lạnh không? Đây là những điều mà chuyên gia muốn bạn 'khắc cốt ghi tâm'

20 tấn thực phẩm bẩn bao gồm gà đông lạnh, nội tạng đang phân huỷ,... suýt thành đặc sản trên bàn nhậu

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa 2 ngày để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Một trong những thủ đoạn phổ biến là tạo lập fanpage và website giả mạo các khách sạn, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng. Những trang giả mạo này có thiết kế bắt mắt, sử dụng hình ảnh thật từ fanpage chính chủ hoặc website chính thức, nhằm tăng độ tin cậy. Nhiều fanpage thậm chí còn được gắn dấu tick xanh, dễ khiến khách hàng nhầm lẫn với trang thật, từ đó mất cảnh giác.

Các đối tượng thường đăng tải thông tin về các ưu đãi đặt phòng hấp dẫn, giảm giá sâu, chỉ còn vài chỗ cuối cùng… và yêu cầu khách nhanh chóng chuyển khoản đặt cọc để giữ chỗ. Sau khi nhận tiền, chúng cắt đứt liên lạc, khóa fanpage hoặc chặn tài khoản người bị hại. Một số trường hợp còn tinh vi hơn khi thông báo rằng khách chuyển sai cú pháp, yêu cầu chuyển lại tiền, từ đó chiếm đoạt thêm.

Một nạn nhân tên L. (trú tại TP.HCM) chia sẻ trải nghiệm bị lừa đảo khi đặt phòng qua fanpage giả mạo “The Clay Resort Mũi Né” – một khu nghỉ dưỡng đang được nhiều người tìm kiếm. Sau khi chuyển khoản gần 5 triệu đồng, L. nhận được tin nhắn từ nhân viên “lễ tân” yêu cầu chuyển lại do “chưa đúng cú pháp”. Cô bắt đầu nghi ngờ và từ chối thực hiện, thì ngay lập tức bị chặn liên lạc. Khi gọi điện đến số hotline chính thức của resort, L. mới phát hiện mình đã bị lừa.

Công an tỉnh Bình Thuận đã vào cuộc điều tra và đưa ra cảnh báo khẩn cấp đến người dân, đặc biệt trong mùa du lịch cao điểm. Cơ quan chức năng khuyến cáo khách hàng nên đặt phòng qua các kênh chính thức của khách sạn hoặc thông qua các ứng dụng đặt phòng uy tín như Agoda, Booking.com, Traveloka… Tránh chuyển tiền trực tiếp qua tài khoản cá nhân, và tuyệt đối không đặt cọc nếu không xác minh được thông tin.

Ngoài ra, các chiêu trò thường thấy trong các vụ lừa đảo còn bao gồm: giả danh nhân viên lễ tân, sử dụng thông tin thật của các khách sạn để tạo độ tin cậy, đăng các đánh giá tích cực giả mạo lên fanpage, và sử dụng hình ảnh khách hàng cũ hoặc bình luận ảo để tạo hiệu ứng lan truyền, khiến khách hàng nghĩ rằng đã có nhiều người sử dụng dịch vụ.

Một điểm đáng chú ý là nhiều khách hàng vẫn dễ bị “hấp dẫn” bởi mức giá rẻ bất thường hoặc lời hứa “có phòng dù cao điểm”. Tâm lý lo sợ “cháy phòng” khiến nhiều người dễ dàng chuyển tiền mà không kiểm tra kỹ càng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho kẻ gian dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo.

Với tình trạng này, các chuyên gia du lịch và lực lượng chức năng đều nhấn mạnh rằng: người tiêu dùng phải nâng cao cảnh giác, xác minh nhiều lớp thông tin, đối chiếu thông tin tài khoản, hotline, và fanpage chính chủ trước khi giao dịch. Khi thấy dấu hiệu nghi ngờ, khách hàng nên chủ động liên hệ với các cơ sở lưu trú bằng các kênh xác thực như gọi điện trực tiếp đến số trên Google Maps, website chính thức hoặc qua sàn thương mại điện tử có đảm bảo hoàn tiền.

Trong bối cảnh hoạt động du lịch đang khởi sắc sau dịch, nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự chủ quan trong việc đặt phòng qua mạng cũng đang trở thành “kẽ hở” để tội phạm công nghệ lợi dụng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao cảnh giác, khách hàng cần chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để cộng đồng cùng đề phòng, tránh trở thành nạn nhân trong những vụ lừa đảo ngày càng tinh vi hiện nay.

Đọc thêm
Đừng bỏ lỡ
Cùng chuyên mục